Giới thiệu cuốn sách Tôi đi học " Nhà giáo ưu tú - Nguyễn Ngọc Ký

Thứ tư - 18/08/2021 21:34
Giới thiệu cuốn sách Tôi đi học " Nhà giáo ưu tú - Nguyễn Ngọc Ký
Trường tiểu học Cự Khê: Giới thiệu cuốn sách tôi yêu.


Chào các bạn. Tôi là Nguyễn Thị Minh Anh là học sinh lớp 4B trường tiểu học Cự Khê. Tôi rất vui khi đc  tham dự hội thi :Cuốn sách tôi yêu năm 2021.
Chắc hẳn khi nói đến sự nghị lực vươn lên trong cuộc sống ta sẽ nhớ ngay đến hình ảnh  Nguyễn Ngọc Ký- nguời thấy giáo đã dùng đôi chân viết nên cuộc đời mình như 1 huyền thoại. Và trong cuộc đời của mình, ông đã viết rất nhiều tác phẩm. Nhưng cuốn sách mà tôi yêu thích nhất có lẽ là cuốn tự truyện tôi đi học..cuốn sách đc ra mắt vào năm 1970, nxb Kim đồng với tựa những năm tháng ko quên. Sau 45 năm , cuốn sách đã để lại ấn tượng với nhiều bạn đọc và đc tái bản bởi nhiều nxb với tên tôi đi học. Trên tay tôi là cuốn sách của nxb tổng hợp tp hcm và đc đưa vào tủ sách hạt giống tâm hồn.
Tôi đi học” là cuốn sách 39 mẩu  nhật ký mà thầy giáo ưu tú kể lại về tuổi thơ bất hạnh nhưng cố gắng vươn lên đến chiếc ghế đại học để truyền động lực cho bạn đọc
 Nguyễn Ngọc Ký sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác.Nhưng thật không may, vào năm 4 tuổi, do trải qua cơn cảm ông đã bị liệt đi đôi tay.  Ký đã bồi hồi kể lại giây phút ấy, giây phút cậu khóc,thất vọng khi bị gọi là ‘thằng què’, khi biết mình không còn đc chơi những trò chơi tuổi thơ cùng bạn, cùng bè. Bạn thường mơ về một tương lai đẹp đẽ ra sao?
 Nhưng có một Nguyễn Ngọc Ký chỉ ước “đôi tay được trở lại bình thường, dù chỉ đôi phút…” Khi lớp vỡ lòng đc mở, bọn tre con trong xóm nô nức kéo nhau đi học.  Khi các bạn đi học Ký không muốn phải ở nhà một mình, khóc lóc đòi đi học với bố mẹ, đi học rồi thấy các bạn chép được bài mà mình chỉ ngồi nghe. Không chịu cảnh ấy , ông đã nỗ lực hết mình để tập viết. Ký có nghĩ đến cách tập viết bằng miệng nhưng ko thành.
 Ông cố gắng tập viết bằng đôi chân của mình. Những ngón chân ngắn, lại khó điều khiển, đâu có như những ngón tay, thất bại ấm ức tính bỏ nhưng nhờ sự động viên của bạn bè, của cô giáo, gia đình ông đã không từ bỏ.  Bài tập chép ban dầu chỉ đc cô cho 5 điểm nhưng những bài lần sau, sau nữa, ông dần tiến bộ và đạt đc điểm 7, điểm 8 , rồi 10 điểm.
Môn học khó khăn nhất cũng là môn học khiến Ký thích thú nhất là môn thủ công. Chẳng có gì dễ dàng với Ký, trong khi các bạn khác có thể hoàn thành dễ dàng việc đan lát, cắt dán thì Ký đã gặp khó khăn hơn nhiều, một chân giữ một chân cầm dao, hay khi cắt giấy Ký phải thử đi thử lại bất kì cách gì mà cậu nghĩ ra được. Rồi còn phải học may vá nữa, xâu kim và khâu chỉ bằng đôi chân của mình, nghĩ đến đã thấy khó khăn rồi.
Vậy mà Nguyễn Ngọc Ký vẫn ko từ bỏ mà tập dùng chân làm đc tất cả những việc này với 1 ý chí kiên cường để rồi đạt đc điềm 10 môn thủ công. Không chỉ vây, Ký còn phải học môn toán, điều đáng ngại nhất là môn hình học. Song đó cũng là môn mà ông thích thú nhất.
 Ban đầu là khó khăn trong việc vẽ hình, việc giữ thước cho chắc, rồi cầm compa làm sao cho xoay đc, bởi ông luôn nghĩ rằng phải vẽ hình chính xác thì làm bài mới đúng đc.Rồi còn có những đêm đang ngủ mà nghĩ ra cách giải 1 bài toán, ông cũng ko chần chừ mà bật dậy ghi chép lại. Sau bao nỗ lực, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô,
Ký không những học tiến bộ hơn mà còn dành đc nhiều giải thưởng về toán học: giải nhất kỳ thi hs giỏi toán toàn huyện,g giải ba toàn tỉnh, giải 5 trong kỳ thi hs giỏi toán miền Bắc và 2 lần vinh dự đc Bác Hồ gửi tặng huy hiệu.Không nghĩ cho riêng mình, Ký còn giúp đỡ các bạn cùng lớp trong học tập, ông không tự ti như trc nữa mà hòa mình vs tập thể, vs bạn bè. Tuy học giỏi toán là vậy nhưng nghe theo lời khuyên của thầy cô cũng như niềm vui thích của bản thân, Ký đã theo con đường văn chương bằng cách chăm chỉ đọc sách, đọc sách và đọc sách. ông coi sách là ngọc là vàng, là niềm hạnh phúc, là người bạn tâm giao.
 Đến giây phút đc lên Đại học, trong lòng ông dấy lên bao cảm xúc thật khó tả, vui có, buồn có, lo lắng , baang khuâng cũng có. Vui biết bao khi biết mình đã theo đuổi đc ước mơ. Nhưng cũng thật buồn, thật xót xa khi sắp phải xa quê hương dấu yêu, xa con đường suốt bao năm học gắn bó, xa gia đình thân thương, xa những người bạn, người thầy ,mà ông luôn gắn bó…..Chao ôi! Cảm xúc lúc đó thật khó tả!
Trong Tôi đi học NGƯT Nguyễn Ngọc Ký còn cho thấy tuổi thơ ông ở một vùng quê nghèo nhưng đầy tình cảm yêu thương. Cha mẹ ông là những người đã yêu thương giúp đỡ ông trong suốt hành trình, cha mẹ nào cũng thương con nhất là khi Ký bị liệt tay thì ba mẹ và các chị rất chiều Ký. Ngày Ký khóc muốn đi học lần đầu tiên dù biết có phần ái ngại nhưng ba mẹ và chị của Ký vẫn ủng hộ và giúp Ký đến trường. Gia đình luôn làm hậu phương vững chắc cho bước đường tương lai của Ký.
Bên cạnh Ký có những người bạn luôn giúp đỡ cậu như Bằng, Bích, Nghiệp, Liễu, Tam, Phụ, …. Nhờ có các bạn ở bên cạnh mà Ký luôn được vui vẻ học hành như một đứa trẻ bình thường. Tình bạn thật cảm động, các bạn luôn quan tâm để tạo điều kiện cho Ký có môi trường tốt nhất. Bằng luôn giúp Ký từ những việc nhỏ nhất, luôn đồng hành cùng Ký từ việc học đến lúc vui chơi. Liễu tặng cho Ký chiếc com-pa mới để bạn có thể tập vẽ hình dễ dàng hơn. Nghiệp “đen” luôn dành cho Ký những thứ tốt nhất, giúp bạn có nơi học tốt hơn, chép bài giúp bạn, sẵn sàng rời nơi trọ gần trg để đến trọ nhà Ký-dù cách trg 5,6km- cốt là để giúp bạn,….
Ký cũng được thầy cô giáo nhiệt tình giúp đỡ kể từ khi bắt đầu được đi học với cô giáo Cương, rồi là thầy Mộc, thầy Châu, thầy Vịnh, thầy Độ, … đều là những thầy cô yêu thương, quan tâm tận tình với học trò của mình. Các thầy co không ngại khó để giúp Ký học tập, quan tâm đến những khó khăn vất vả của Ký.
Thời của Ký đi học là khi đất nước mới trong những ngày tiến đến hòa bình, đất nước đang được Bác Hồ dìu dắt. Đảng, nhà nước và Hồ Chủ Tịch đều là những người được kính trọng, nhờ có hình ảnh Bác Hồ mà Ký có động lực để cắt chữ, nhờ huy hiệu được Bác tặng mà ký luôn có ý thức phấn đấu học hành giỏi giang.
Khi tấm gương của Ký được nêu trên đài tiếng nói Việt Nam đã là động lực cho biết bao nhiêu người trên mọi miền Tổ quốc. Ký đã nhận được rất nhiều thư cũng có khi cả quà để chia sẽ, động viên và bày tỏ lòng cảm phục. Nhân dân ta là một nhà và mọi người luôn yêu thương nhau bất kể khoảng cách.
Khép lại câu chuyện, trong lòng tôi có biết bao xúc cảm. Ôi, xót xa biết bao khi nhớ lại hình ảnh cậu bé NNK nhỏ bé luôn miệt mai đến lớp dù cho đêm tối, nắng mưa, dù cho sức khỏe giảm sút, cánh tay bị gẫy.
 Như vậy có thể thấy chỉ qua vài trang sách với lối tự truyện giản dị, chân thành mà cuốn hút, cuốn sách đã để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về sự kiên trì, tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn đáng trân trọng….Nhưng quan trọng hơn hết là bài học về sự nỗ lực, cố gắng từng ngày để theo duổi ước mơ.
Trân thành cảm ơn các bạn đã lắng nghe.



 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin cũ hơn

Vun đắp ước mơ
Bộ giáo dục và đào tạo
Mas
Vnedu
Phần mềm quản lý
Network and partners
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay1,475
  • Tháng hiện tại25,299
  • Tổng lượt truy cập775,163
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây